Lưu trữ tế bào gốc đang dần nhận được sự quan tâm của cộng đồng bởi những lợi ích thiết thực mà phương pháp này mang lại.
Lưu trữ tế bào gốc là gì?
Lưu trữ tế bào gốc là việc thu thập và bảo quản lạnh các tế bào gốc có thể thu thập được (trong máu và mô dây rốn trẻ sơ sinh, tế bào mô mỡ ở người trưởng thành…) để sử dụng trong các phương pháp điều trị tế bào gốc hoặc thử nghiệm lâm sàng trong tương lai.
Việc lưu trữ có thể là:
- Riêng tư – chỉ dành để sử dụng cho em bé và người thân trong gia đình
- Công cộng (hiến tặng) – có sẵn để sử dụng cho bất kỳ ai và phục vụ cho nghiên cứu y học.

Lưu trữ tế bào gốc tại ngân hàng lưu trữ hiến tặng thông thường là miễn phí. Ngân hàng đó có thể sử dụng tế bào gốc được hiến tặng để phục vụ mục đích nghiên cứu và sử dụng cho người khác.
Ngân hàng tế bào gốc tư nhân (thương mại) sẽ lưu trữ tế bào gốc để chỉ người hiến và các thành viên trong gia đình sử dụng. Các ngân hàng này tính phí xử lý và phí lưu trữ hàng năm hoặc trọn gói (25-30 năm).
Tại sao cần lưu trữ tế bào gốc?
Việc lưu tế bào gốc có thể giúp người đó tiếp cận với rất nhiều cơ hội điều trị trong suốt cuộc đời. Hiện tại, tế bào gốc từ máu cuống rốn được điều trị cho hơn 85 bệnh miễn dịch và máu khác nhau bao gồm bệnh bạch cầu, u nguyên bào thần kinh và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Tế bào gốc cũng đang được nghiên cứu trong hàng nghìn thử nghiệm lâm sàng để sử dụng trong y học tái tạo, bao gồm nhiều bệnh hiện đang không thể chữa khỏi như bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường, chấn thương não và nhiều bệnh khác.
Có thể lưu giữ được những loại tế bào gốc nào?

Mặc dù tế bào gốc có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể người như cuống rốn trẻ sơ sinh, răng sữa, tủy xương… tuy nhiên hiện nay các ngân hàng tế bào gốc chủ yếu lưu trữ tế bào gốc lấy từ cuống rốn (máu và mô) của trẻ sơ sinh và một số ít trường hợp lưu trữ tế bào gốc từ mô mỡ người trưởng thành.
Thu thập tế bào gốc như thế nào?
Thu thập tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh được xem là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn cho cả mẹ và bé, có thể áp dụng cho cả sinh mổ và sinh thường.
Để lưu giữ máu cuống rốn thì trước khi sinh, người mẹ cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn xét nghiệm sức khỏe nhằm đảm bảo bản thân không mắc các bệnh như truyền nhiễm, ung thư, bệnh miễn dịch, nhiễm trùng và đảm bảo đủ điều kiện lưu trữ máu cuống rốn theo quy định của cơ sở lưu trữ.
Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn ở hai nơi, cách nhau khoảng 20 cm và cắt dây rốn, tách mẹ ra khỏi con . Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập máu dây rốn ở đoạn dây rốn nối với bánh nhau, lượng máu tối thiểu cần thu thập là 50ml.
Mô dây rốn sẽ được thu thập sau khi tiến hành lấy máu.
Máu và mô được niêm phong trong một túi và gửi đến phòng thí nghiệm hoặc ngân hàng máu cuống rốn để xét nghiệm, tách tế bào gốc và bảo quản. Quá trình này chỉ diễn ra trong vài phút và không gây đau đớn cho mẹ và bé.

Với mô mỡ người trưởng thành, lấy mô mỡ trong quá trình sinh mổ hoặc phẫu thuật khoảng 100ml sau đó chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành chiết tách, tăng sinh tế bào gốc.
Các tế bào gốc sẽ được phân tách và chiết ra khỏi mẫu thu thập
- Máu dây rốn tách được tế bào gốc tạo máu (HSCs)
- Mô cuống rốn thành tế bào trung mô MSCs) và biểu mô (EpSCs)
- Mô mỡ tách được tế bào gốc trung mô (MSCs)
Lưu tế bào gốc dạng thô hay tươi?
Bảng so sánh ưu, nhược điểm của 2 hình thức lưu tế bào gốc dạng thô (lưu dây rốn) và dạng tươi (đã tách tế bào gốc khỏi mẫu thu thập).
THÔNG TIN | LƯU TRỮ THÔ | LƯU TRỮ TƯƠI |
Chi tiết | Đoạn dây rốn được lưu trữ trong môi trường đông lạnh sau khi trải qua quá trình khử khuẩn và làm sạch. | Các tế bào lưu trữ sẽ được tách ra từ mẫu thu thập, sau đó chúng được tăng sinh lên 20 triệu tế bào. Số tế bào này được chứa trong các ống cryo trước khi được đưa vào khu vực đông lạnh bằng nito lỏng. |
Ưu điểm |
|
|
Khuyết điểm |
|
|
Công nghệ lưu trữ
Điều kiện bảo quản lạnh cho một loại tế bào gốc phải đạt yêu cầu đặc điểm kỹ thuật gồm:
- Xử lý trước đông lạnh.
- Giải pháp bảo quản lạnh.
- Cách thức đóng băng.
- Điều kiện bảo quản.
- Điều kiện rã đông.
- Đánh giá sau rã đông.
Một số tiêu chuẩn quốc tế về lưu trữ tế bào gốc được các ngân hàng tế bào gốc quốc tế và Việt Nam áp dụng như:
- AABB (American Association of Blood Banks – Hiệp hội ngân hàng máu Hoa Kỳ)
- FDA (Food and Drug Administration – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ)
- ISCT (International Society for Cell & Gene Therapy – Hiệp hội quốc tế về liệu pháp tế bào & gen)
- …
Thời gian lưu trữ
Thông thường, các tế bào gốc được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được lưu trữ trong những khoảng thời gian khác nhau, từ vài tuần đến nhiều năm (thậm chí nhiều thập kỷ) và thường được lưu trữ thành nhiều phần, để sử dụng cho nhiều mục đích.

Trên thực tế, rất khó để xác định thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu vì trên thế giới, các ngân hàng tế bào gốc mới chỉ tồn tại được khoảng 30 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tế bào gốc được bảo quản trong điều kiện âm sâu có thể lưu trữ được vô thời hạn. Điều này được dựa trên 2 giả thuyết:
- Tế bào gốc máu được lưu trữ ở nhiệt độ < -190 độ C, mức ngừng các hoạt động sinh học.
- Tinh trùng và các tế bào khác khi được lưu trữ trong vòng 50 năm vẫn có thể hoạt động sau khi giải đông.
Tại Việt Nam có nhiều ngân hàng lưu trữ tế bào gốc cung cấp các gói dịch vụ lưu trữ với đa dạng lựa chọn thời gian lưu trữ. Bạn có thể chọn lưu trữ hàng năm hoặc trọn gói (5 – 10 – 15 – 25 – 30 năm) tùy vào ngân hàng và mục đích lưu trữ.
Chi phí
Chi phí lưu trữ tế bào gốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng lưu trữ, loại tế bào lưu trữ cũng như gói dịch vụ mà bạn lựa chọn ở ngân hàng đó.
Chi phí lưu trữ tế bào gốc ở các ngân hàng tế bào gốc quốc tế có mặt tại Việt Nam khoảng từ 4000 -5000 USD trở lên (trên 100 triệu đồng). Những ngân hàng tế bào gốc quốc tế thường cung cấp gói lưu trữ theo hợp đồng từ 25-30 năm (hoặc 60 năm)
Lưu trữ tế bào gốc ở các ngân hàng tế bào gốc nội địa Việt Nam bạn có thể chọn các gói lưu trữ theo từng năm tùy theo mục đích lưu trữ. Chi phí lưu trữ năm thứ 2 trở đi từ khoảng 2-3 triệu đồng trở lên mỗi năm.
Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam
Danh sách các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam hiện nay.
STT | Ngân hàng tế bào gốc | Loại hình | Nơi lưu trữ | Loại tế bào gốc lưu trữ |
1 | Medeze | Quốc tế | Thái Lan | – Tế bào gốc máu cuống rốn – Tế bào gốc mô cuống rốn – Tế bào gốc từ mô mỡ |
2 | Cordlife | Quốc tế | Singapore | – Tế bào gốc máu cuống rốn – Lưu dây rốn |
3 | FSCB | Quốc tế | Liên kết với ngân hàng tế bào gốc khác để lưu trữ | – Tế bào gốc máu cuống rốn – Lưu dây rốn |
4 | Vinmec | Nội địa | Việt Nam | – Tế bào gốc máu cuống rốn – Tế bào gốc mô cuống rốn – Lưu dây rốn |
5 | Mekostem | Nội địa | Việt Nam | – Tế bào gốc máu cuống rốn – Lưu dây rốn |
6 | Bệnh viện Phụ sản Trung Ương | Nội địa | Việt Nam | – Tế bào gốc máu cuống rốn |
7 | Bệnh viện Truyền máu Huyết học | Nội địa | Việt Nam | – Tế bào gốc máu cuống rốn |
8 | Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương | Nội địa | Việt Nam | – Tế bào gốc máu cuống rốn |
Xem thêm bài viết: Tiêu chuẩn của ngân hàng lưu trữ tế bào gốc
Sử dụng tế bào gốc đã lưu trữ như thế nào?
Một vấn đề quan trọng nhưng ít được các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc đề cập tới là việc sẽ sử dụng tế bào gốc đã lưu trữ để điều trị bệnh như thế nào và chi phí cho quá trình điều trị bệnh bằng tế bào gốc là bao nhiêu?
Bởi vì lưu trữ và điều trị là hai dịch vụ hoàn toàn khác nhau.

Để có thể sử dụng tế bào gốc đã lưu trữ để điều trị bệnh, trước hết tế bào gốc cần được tăng sinh về số lượng, số lượng tế bào gốc phải đủ lớn cho các mục tiêu điều trị. Ví dụ như một lần điều trị bằng tế bào gốc cho bệnh thoái hóa khớp cần 50 triệu tế bào/ 1 vị trí, điều trị tiểu đường cần khoảng 1,3 triệu tế bào/ 1kg cân nặng…
Do đó số tiền phải bỏ ra cho toàn bộ quá trình sẽ bao gồm: Chi phí lưu trữ, chi phí tăng sinh và chi phí điều trị.
Chi phí điều trị bằng tế bào gốc khác nhau tùy thuộc bệnh lý điều trị. Tại Việt nam hiện nay điều trị thoái hóa khớp gối một bên bằng tế bào gốc sẽ có chi phí khoảng 50 – 100 triệu đồng/liệu trình, điều trị hai bên khoảng 150 – 175 triệu đồng/liệu trình. Một lần chống lão hóa bằng tế bào gốc khoảng 8 – 10 nghìn USD.
Nguồn: https://medeze.vn
Bài viết liên quan: