Phân biệt tủ hút khí độc, tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh
Tủ hút khí độc là gì?
Tủ hút khí độc (tên tiếng anh là fume hood) hay tủ hút hóa chất phòng thí nghiệm là một trong những thiết bị không thể thiếu trong bất kì phòng thí nghiệm nào. Với thiết kế quạt hút ở trên đỉnh, giúp tủ hút có thể hút các chất thải, chất độc hại qua các ống hút và màng lọc rồi thải ra ngoài môi trường, bảo vệ tối ưu nhất cho người thao tác tránh khỏi những nguy hại, đồng thời có thể kiểm soát được luồng không khí giúp làm khô một cách an toàn các vật dụng có trong tủ, làm sạch và chống lại sự lây nhiễm chéo.

Cấu tạo của một tủ hút khí độc phòng thí nghiệm thông thường sẽ có cửa trượt phía trước và có vách ngăn bên trong để bảo vệ người sử dụng. Tùy vào từng cấu tạo, chủng loại mà chúng ta có thể trượt cửa theo chiều dọc, chiều ngang hoặc sử dụng cả hai cách. Mặt khác, các khe rãnh, đường dẫn ống, các điểm giao, góc tủ hút được thiết kế để dòng khí có thể dịch chuyển một cách dễ dàng nhất, tránh khỏi những bất ổn có thể xảy ra.
Ngoài tác dụng hút khí độc trong phòng thí nghiệm, tủ hút thí nghiệm còn có khả năng chống cháy nổ, ngăn chặn việc tràn hóa chất với các tính năng hỗ trợ cho việc thao tác trên tủ.
Phân loại tủ hút khí độc phòng thí nghiệm
Thông thường, tủ hút khí độc trong phòng thí nghiệm được chia làm 2 loại: tủ hút khí độc có ống và tủ hút thí nghiệm không có ống. Về cấu tạo thì hai loại này khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động lại giống nhau. Không khí (khí thải, khí độc, hơi độc,..) được hút thải ra bên ngoài tòa nhà qua hệ thống lọc và đưa khí trở lại phòng.
Ngoài ra, tủ hút thí nghiệm còn được phân loại theo nhiều cách khác nhau như phân loại theo ứng dụng:
– Loại A: Được sử dụng xử lý các loại hóa chất, vật liệu nguy hiểm, các chất độc hại như: hợp chất Beri, chì tetraethyl, cacbonyl kim loại, các hợp chất gây ung thư,… có tốc độ dòng khí khuyến cáo từu 125 tới 150 LFM và tối thiểu là 100 – 125 LFM trong suốt thời gian hoạt động
– Loại B: Đây là loại phổ biến, được sử dụng trong hầu hết các phòng thí nghiệm có khả năng bảo vệ người sử dụng khỏi các loại khí độc, quá trình tạo ra mùi, khói, khí,.. với tốc độ khuyến cáo là 100 LFM.
– Loại C: Là những loại tủ hút được sử dụng khi tính độc hại của các vật liệu và hóa chất thao tác không cao với tốc độ sử dụng là 80 LFM và tối thiểu là 50 LFM.
Tủ an toàn sinh học là gì?
Tủ an toàn sinh học tên tiếng anh là biosafety cabinet (BSC) là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF

Phân loại tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học cấp 1
- Tủ an toàn sinh học cấp 1 có khả năng bảo vệ cho cá nhân và môi trường xung quanh nhưng không bảo vệ cho mẫu, dòng khí đi vào có thể làm mẫu bị nhiễm. Dòng khí đi vào thường có lưu lượng 75ft/min. Tủ an toàn sinh học cấp 1 thường sử dụng cho các máy ly tâm hoặc các thí nghiệm có thể tạo ra các sol khí.
- Tủ sinh học cấp 1 hoạt động theo nguyên lý:Hút không khí trong phòng vào tủ nhờ quạt hút không khí sẽ đi vào trực tiếp vào khoang thao tác, qua màng lọc HEPA và thải ra ngoài môi trường (hình1)

Tủ an toàn sinh học cấp 2:
- Tủ an toàn sinh học cấp 2 có thể bảo vệ cả mẫu và môi trường xung quanh bởi vì tất cả không khí đều qua màng lọc HEPA. Có 4 loại: loại A1, A2, B1 và B2. Mỗi loại đều được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế NSF. Khoảng 95% tủ an toàn sinh học được sử dụng là loại 2

Tủ an toàn sinh học cấp 3:
Tủ an toàn sinh học cấp 3 thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất (độc sinh học cấp độ 4) cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất. Hệ thống này kín khí, tất cả mọi vật liệu đi vào hoặc đi ra phải qua một nồi hấp tiệt trùng 2 cửa. Bao tay sẽ được gắn phía trước tủ ngăn việc tiếp xúc trực tiếp với tác nhân độc hại

Tủ cấy vi sinh là gì?
Tủ cấy vi sinh (tên tiếng anh là laminar airflow cabinet) là thiết bị sinh học được sử dụng để lọc không khí, tạo môi trường sạch, không bụi cho các quá trình cần môi trường sạch như việc lắp ráp các thiết bị vô trùng nuôi cấy vi sinh, nuôi cấy mô – tế bào trong các phòng thí nghiệm sinh học, phòng nghiên cứu vi sinh, các công ty sản xuất thực phẩm, thủy sản, phòng nghiên cứu của bệnh viện,…

Phân loại tủ cấy vi sinh
1. Tủ cấy vi sinh thổi ngang
Tủ cấy vi sinh thổi ngang được vận hành theo nguyên lý: không khí đã lọc sẽ được đưa qua khi làm việc chính theo một dòng khí từng lớp thổi ngang một chiều, và được thoát ra ngoài từ mặt phía trước tủ đang mở. Loại tủ này có lượng không khí hỗn loạn ít hơn so với tủ cấy vi sinh thổi đứng.
2. Tủ cấy vi sinh thổi đứng
Khác với tủ cấy thổi ngang, không khí ở tủ cấy vi sinh thổi đứng đã lọc sẽ được truyền qua các khu vực làm việc chính trong tủ, tạo thành dòng khí từng lớp dọc một chiều trước khi thoát ra ngoài từ mặt trước của tủ.
Mua tủ hút khí độc, tủ an toàn sinh học, tủ cấy vi sinh ở đâu?
Tham khảo thêm các dự án của Lý Sơn Sa Kỳ Lab thực hiện tại đây:
Mọi chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0934 517 576 để được hỗ trợ tốt nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ Số 29/11 Đường số 6, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh. Tel: 028 36 36 34 76 0934 51 75 76 – 0901 681 202 (Mr Luận) doanluan@lysonsakylab.vn 0931 458 247 (Mr Thịnh) huynhthinh@lysonsakylab.vn https://lysonsakylab.vn | https://lysonsakylab.com | http://lysonsaky.com.vn Thông tin liên hệ
Xem thêm:
- Đây có phải là thời điểm tốt để tân trang lại trường học?
- Mô hình 3D Thiết kế Phòng thí nghiệm
- Dự án phòng thí nghiệm công ty Vision International
- Thi công nội thất phòng lab Nhà máy Sản Xuất Dầu Nhớt và Hóa Chất Việt Nam Vilube
- Thiết kế bàn thao tác, kệ thiết bị và giá treo dụng cụ cho phòng thí nghiệm điện tử
Bài viết liên quan: